Bánh dày nhân vừng đen
Như chúng ta đã biết, bánh dày là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, bánh dày ở mỗi vùng miền lại có mùi vị, cách chế biến khác nhau thể hiện dấu ấn riêng của từng vùng. Trong đó, bánh dày nhân vừng đen của người Tày ở huyện Na Hang là một món ăn độc đáo không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết.
Huyện
Na Hang có trên 45 nghìn người, trong đó trên 51% dân số là dân tộc Tày sống tại
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong những món ăn truyền thống, bánh dày
nhân vừng đen là món bánh không thể thiếu của người Tày trong ngày Tết Đắp nọi,
lễ cúng mát nhà, cúng giỗ gia tiên, lễ hội, đám cưới...
Để
làm nên loại bánh dày thơm ngon này, người Tày sử dụng gạo nếp nương, một loại
gạo có một mùi thơm rất đặc trưng, hạt to, trong, không pha trộn với gạo tẻ.
Nhân bánh được làm bằng vừng đen và đường trắng, tưởng chừng đơn giản nhưng lại
làm nên sự thơm ngon của chiếc bánh bởi tính dẻo của gạo nếp đã hòa quyện với vị
ngọt thơm của nhân bánh.
(Xem thêm: Thông cống nghẹt chất lượng)
Để có được bánh ngon, người làm bánh phải khéo léo, kỳ công. Gần 20 năm làm bánh dày vừng đen, chị Hoàng Thị Bên, tổ dân phố Khuôn Phươn, thị trấn Na Hang chia sẻ, bánh dày vừng đen là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Hàng ngày, vợ chồng chị dậy từ 2-3 giờ sáng để chuẩn bị, gạo làm bánh phải là gạo nếp nương thơm ngon, không được pha thêm gạo tẻ.
Gạo
được ngâm từ tối hôm trước đến sáng hôm sau vo lại rồi đồ cách thủy đến khi nếp
chín chị đổ xôi ra giã nhuyễn. Muốn bánh ngon phải giã nhanh và đều tay, thường
xuyên đảo cho khỏi dính. Nhân bánh làm từ vừng đen được rang chín, giã nhỏ, đường
được canh lên rồi đổ vừng xuống đến khi hỗn hợp quyện vào nhau.
Xôi
nếp sau khi giã nhuyễn, nặn ra từng vắt bột dẻo dai, mềm mịn. Dàn đều nắm bột,
rồi cho thêm nhân vừng đen vào vê tròn lại. Công đoạn nặn bánh phải thật nhanh
để vỏ bánh không bị cứng, nhân bánh cũng không bị khô. Sau khi hoàn thiện, từng
chiếc bánh thành phẩm được người làm gói cẩn thận vào lá chuối rừng tươi sau
khi đã rửa sạch, hơ lửa để giúp bánh được mềm lâu, mặt bánh không bị se.
Chính
mùi vị thơm ngon, dẻo mà không bị dính đã làm nên đặc trưng của món bánh dày vừng
đen. Vì vậy, ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi. Anh Nguyễn Trung Thành, tổ 9, phường
Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn cho biết, mỗi lần đặt chân tới Na Hang anh đều chọn
mua những sản vật nơi đây về làm quà cho người thân và không thể thiếu món bánh
dày nhân vừng đen. Đây là món bánh rất độc đáo của vùng cao.
Bên cạnh những chiếc bánh dày trắng quen thuộc, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những chiếc bánh dày nhiều màu sắc như: Màu vàng từ củ nghệ, màu tím từ lá cơm tím, màu đỏ của quả gấc... càng tạo nên sự hấp dẫn đối với người thưởng thức.
(Xem thêm: http://taxionline.vn/)
Hàng năm, trong Lễ hội Lồng tông của thị trấn Na Hang và các xã trên địa bàn
huyện, những mâm cỗ bày tại Lễ hội luôn có bánh dày vừng đen vì theo truyền
thuyết, bánh dày tượng trưng cho trời cũng như bánh chưng tượng trưng cho đất.
Qua đó, thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội
thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Với
những người con của mảnh đất Na Hang, bánh dày nhân vừng đen gợi cho họ biết
bao kỷ niệm về tuổi thơ. Món ăn giản dị, đậm đà hương vị quê hương không chỉ là
món ăn tinh thần, mà còn chứa đựng trong đó sự cần cù, chịu thương chịu khó của
người dân nơi đây; là món quà quê ý nghĩa thể hiện nét đẹp văn hóa ẩm thực của
người Tày Na Hang và ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Post a Comment